Diệp Vấn và cuộc gặp với cao thủ Lương Bích

Lúc sinh thời, trong một lần trả lời phỏng vấn của tạp chí “Anh hùng võ thuật” ở Hong Kong tôn sư Diệp Vấn đã kể rõ cơ duyên học võ nghệ của mình cũng như hai người thày lớn là Trần Hoa Thuận và Lương Bích.

Chuyện học võ của Diệp Vấn

Phóng viên: Có phải Trần Hoa Thuận đã có biệt danh là Trảo Tiền Hoa?

Diệp Vấn: Biệt danh này không phải đại diện cho tính cách sư phụ tôi. Ngoài biệt danh Trảo tiền hoa, người còn có một biệt danh kém duyên dáng hơn là “Ngau-Chin Wah”. Ông là học trò xuất sắc của tôn sư Lương Tán.

Hình ảnh tôn sư Diệp Vấn trên tạp chí Anh hùng võ thuật.

Phóng viên: Tên này chỉ ra rằng Trần Hoa Thuận là một người rất nóng tính, luôn thích chiến đấu phải không? Đã có bao nhiêu học trò được Trần Hoa Thuận đào tạo và ông xếp vị trí như thế nào so với các đồng môn của mình?

Diệp Vấn: Bao gồm cả tôi, Hoa Công chỉ nhận 16 học trò kể từ khi mở võ đường. Tôi bắt đầu học người khi tôi 11 tuổi trong khi lúc đó Hoa Công đã ở những năm cuối đời.

Phóng viên: Người Trung Quốc chúng ta thường nói rằng con út là đứa con được cưng chiều nhất. Theo tập tục Trung Quốc, kể từ khi ông trở thành học trò cuối, chắc hẳn ông phải là học trò được cưng nhất phải không?

Diệp Vấn: Mỉm cười... “Anh nói đúng. Khi tôi bắt đầu vào học thì Hoa Công đã 70 tuổi. Người đã yếu đi một chút. Tuy nhiên, người vẫn sửa chữa lỗi lầm của tôi với sự kiên nhẫn tuyệt vời. Hơn thế, người cũng cử các học trò khác của người dạy tôi. Nhờ thế, kỹ thuật của tôi tiến bộ nhanh chóng.
Câu hỏi của anh rất hay. Hãy để tôi nói cho anh lý do tại sao. Trong thời xưa, người ta rất nghiêm ngặt trong mối quan hệ sư phụ - học trò. Trước khi người ta nhận một học trò, người ta phải biết rõ các đức tính và khả năng của người học trò rõ ràng. Điều này được gọi là “chọn đúng học trò để dạy”. Thứ hai, nó cũng phụ thuộc vào việc các học trò có đủ khả năng để trả học phí hay không”.

Võ sư Diệp ngừng lại một lúc. Sau đó ông nói với ngữ điệu khá thấp: “Thực tế là không có nhiều người có đủ khả năng để trả một khoản học phí cao như vậy. Ví dụ, vào thời điểm tôi nộp học phí, phong bì đỏ cho lễ nhập môn phải chứa 20 lạng bạc. Sau đó học phí mỗi tháng là 8 lạng bạc. Phải tốn rất nhiều tiền cho việc học tập công phu.

Phóng viên: 20 lạng bạc lúc đó có giá trị như thế nào đối với một cuộc sống bình thường?

Diệp Vấn: Suy nghĩ một lúc: “Với 20 lạng bạc bạn có thể cưới vợ, nó cho thấy bạn phải rất có kinh tế. Ngoài ra, chỉ một lạng bạc rưỡi anh có thể mua một bao gạo 60 kg”. Diệp sư phụ nói tiếp: “Đó là lý do tại sao, tại thời điểm đó, hầu hết những người đã học công phu là những người giàu. Những người này có thể bỏ lại công việc của mình và sống trong những ngôi đền cổ ở nơi thâm sơn cùng cốc để luyện tập. Nó khác hẳn so với lối đào tạo bây giờ, khi người ta có thể học võ quá dễ dàng ở bất kỳ đâu.

Phóng viên: Sau khi Trần sư phụ mất, ông rời Phật Sơn và đã đến Hong Kong để học tập tại trường Cao đẳng St. Stephens. Ông có luyện tập Vịnh Xuân trở lại khi ông ở Hong Kong không?

Diệp Vấn mỉm cười: Tất nhiên tôi có! Và tôi có thể nói rằng đó là nhờ gặp một cao thủ Vịnh Xuân rất giỏi mà tôi đã học được những kỹ thuật Vịnh Xuân tiên tiến nhất.

Phóng viên: Người đó là ai vậy?

Diệp Vấn: Đó là Lương Bích, con trai cả của sư công Lương Tán. Câu chuyện tôi đã gặp sư phụ Lương Bích như thế nào thật sự là một chuyện khá ấn tượng và cũng khá dài.

Sau khi ký giả lặp đi lặp lại yêu cầu, Diệp sư phụ mới bắt đầu kể lại câu chuyện một cách chi tiết:
Khi Diệp Vấn rời Phật Sơn để đi du học tại Hong Kong, ông đã rất thành thục các kỹ thuật chiến đấu cơ bản của Vịnh Xuân. Ông đã luôn chiến đấu với các bạn học ở trường của mình. Mặc dù Diệp Vấn không cao, ông đã rất khéo léo trong kỹ thuật chiến đấu. Do đó, ông có thể đánh bại tất các bạn cùng lớp của mình, ngay cả những người khỏe hơn và cao hơn ông. Vì lý do này, ông trở nên có chút kiêu ngạo và tin rằng không ai có thể là đối thủ của mình.

Diệp Vấn gặp Lương Bích tại Hong Kong

Sau 6 tháng, một người bạn cùng lớp với Diệp Vấn, họ Lai, là con một ông chủ công ty tơ lụa lớn, đã nói với Diệp Vấn rằng trong nhà anh ta có một người. Người này đã 50 tuổi. Ông ấy biết một số kỹ thuật công phu. Chàng họ Lai đưa ra một lời “thách đấu” thân thiện với Diệp Vấn.

Vào thời điểm đó Diệp chưa bao giờ bị đánh bại,vì thế ông không mất thời gian suy nghĩ, nhận lời tham gia. Lai đã hẹn để giới thiệu hai người với nhau vào một buổi chiều chủ nhật.

Đúng ngày, Diệp Vấn tìm đến nhà chàng họ Lai. Sau khi được giới thiệu với người đàn ông trung niên này, Diệp chú ý nhìn. Trong nhận xét của Diệp Vấn, người đàn ông này giống các quý ông điển hình hơn là một người thực sự biết võ công.

Không mất nhiều thì giờ, Diệp Vấn thẳng thắn ngỏ lời muốn tỉ võ.

Với một nụ cười, người đàn ông trung niên nói: Được, Diệp Vấn, nếu cậu muốn một trận tỉ thí với tôi. Trước khi bắt đầu, tôi muốn nói với cậu là hãy đừng lo lắng cho tôi. Tất cả điều cậu cần là tấn công tôi vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể với tất cả sức mạnh của mình”.

Nghe xong câu đó, chàng trai Diệp Vấn kiêu hùng, mặc dù vẫn tỏ vẻ thản nhiên nhưng đã thực sự phát điên lên và tất cả điều chàng ta muốn là đánh bại người đàn ông này ngay tức thì.

Ngay sau khi người trung niên đưa tay ra hiệu mời Diệp Vấn tấn công, ông phải đối mặt với một cơn mưa những cú đấm. Tuy nhiên, người này đã rất nhanh tay phản công, đến nỗi Diệp Vấn không thể nào phản ứng kịp. Trong một khoảnh khắc, Diệp Vấn buộc phải lùi vào một góc và người trung niên cũng dừng tay ngay tức khắc.

Bị thua ngay hiệp đầu tiên, Diệp Vấn không thể tin rằng người đàn ông này đã chiến thắng mình nhanh đến thế. Bởi vậy Diệp Vấn đã yêu cầu được thi đấu lại. Một lần nữa Diệp Vấn lại bị thua. Diệp Vấn không thể làm bất kỳ điều gì để chống lại được ông ta và Diệp sư phụ biết rằng lần này ông đã gặp một cao thủ thực sự. Không nói một lời nào, Diệp Vấn đã bỏ đi với một sự thất vọng lớn.

Sau trận đấu đó, Diệp Vấn vô cùng chán nản và thậm chí không dám cho người ta biết rằng mình biết võ công.

Một tuần sau, Diệp Vấn được Lai thông báo rằng người người đàn ông trung niên muốn gặp anh một lần nữa. Vào thời điểm đó, Diệp Vấn khá sợ và quá xấu hổ để gặp lại người đàn ông trung niên. Ông nói với Lai: “Tôi cảm thấy quá xấu hổ để gặp lại ông ấy. Tôi không phải là đối thủ của ông ấy”.

Nhưng khá bất ngờ, người bạn họ Lai nói rằng người đàn ông kia đã thực sự ca ngợi kỹ thuật của Diệp Vấn. Dó là lý do tại sao ông ấy muốn gặp và nói chuyện với Diệp Vấn một lần nữa. Lai cũng bắt đầu kể cho Diệp Vấn nghe bí mật về người bạn của cha mình. Thì ra, người đã tỉ thí với Diệp Vấn không ai khác, chính là Lương Bích, con trai của bậc thầy Lương Tán.

Sau khi biết sự thật, Diệp Vấn nghĩ thầm: “Chẳng trách nào trình độ võ thuật của ông ấy quá cao. Mình đã đấu với một bậc thầy, một chuyên gia Vịnh Xuân”.

Diệp Vấn cũng ngay lập tức nhận ra đây là một cơ hội. Ông cảm thấy ông vẫn chưa có trình độ cao thực sự với những kỹ thuật học được từ sư phụ Trần Hoa Thuận. Đây sẽ là cơ hội tốt để Diệp Vấn tìm hiểu các kỹ thuật Vịnh Xuân tiên tiến hơn. Bởi thế Diệp Vấn đã đi cùng Lai đến gặp Lương Bích.

Và sau đó, Lương Bích đã rất vui mừng nhận ra Diệp Vấn là một thiên tài trong việc tiếp nhận kỹ thuật Vịnh Xuân và ông đã nhiệt tình dạy Diệp Vấn. Vài năm sau đó, Lương Bích mệt mỏi với cuộc sống ở Hong Kong và đã nghĩ đến việc trở lại Phật Sơn. Vào thời điểm đó, Diệp Vấn cũng đã đạt trình độ cao nhất trong võ thuật. 
Diệp Vấn và cuộc gặp với cao thủ Lương Bích Diệp Vấn và cuộc gặp với cao thủ Lương Bích Reviewed by Mõ Quốc Tế on October 06, 2015 Rating: 5

No comments

Random Posts

Facebook

tay-tau-noi-ve-viet-nam