Bí quyết dạy võ của Diệp Vấn

Diệp Vấn và con trai Diệp Chính.
Xem thêm: Cuộc gặp gỡ Lương Bích giúp Diệp Vấn Thành Cao Thủ

Bài viết sau đây là của võ sư Diệp Chính viết về phương pháp dạy võ của võ sư Diệp Vấn – người thầy vĩ đại đã đào tạo ra nhiều môn đồ xuất sắc và có công đặt nền móng để đưa Vịnh Xuân phổ biến ra khắp thế giới.

Võ sư Diệp Chính viết: Người cha quá cố của tôi, sư phụ Diệp Vấn, đã tích cực thúc đẩy Vịnh Xuân Quyền sau khi đến Hong Kong vào năm 1949. Trong thời gian 22 năm (1949 – 1972), Vịnh Xuân nở rộ tại Hong Kong, Mao Cao, Đài Loan. Hơn thế nữa, những hạt giống lớn của Vịnh Xuân đã được lan truyền khắp thế giới và một nền tảng vững chắc đã được đặt tại các quốc gia lớn trên thế giới.

Trong suốt cuộc đời mình, các đệ tử xuất sắc như Leung Sheung, Ip Bo Chinh, Chiu Wan, Bruce Lee, Lok Yiu, Chui Sheung Tin, Wong Shun Leung và Ho Kam Ming đã tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa Võ thuật Vịnh Xuân đã học được từ Diệp sư phụ.

Do đó, Diệp sư phụ đã được các môn đệ rất kính trọng và nhất trí đánh giá là “Master of Wing Chun” sau khi ông qua đời. (Người cha quá cố của tôi suốt đời khiêm tốn và thận trọng, ông không bao giờ tuyên bố mình là Master của Vịnh Xuân hay là trưởng lão của bất cứ một trường phái nào. Tôi đề cập vấn đề này như một lời cảnh báo cho một số người đã tranh đấu nhau để giành vị trí hàng đầu trong các võ đường).



Cha tôi sinh ra ở Phật Sơn vào cuối triều đại nhà Thanh. Phật Sơn nằm ở khu vực thịnh vượng nhất của tam giác Chiết Giang của tỉnh Quảng Đông và nó là đầu mối của đường bộ và đường biển. Từ thời cổ đại, nó đã được coi là một trong những thị trấn cổ của Trung Quốc cùng với Jingde, Thuxina và Hankiou. Công nghiệp, thương mại và nghề thủ công đều phát triển thịnh vượng ở đây nên các cư dân đã sống một cuộc sống ổn định và thịnh vượng.

Như một kết quả của điều kiện kinh tế, văn hóa nghệ thuật đã phát triển đầy đủ và với tư cách là một phần của văn hóa truyền thống Trung Quốc, xu hướng học tập võ nghệ là rất phổ biến ở Phật Sơn. Ở đó cũng có các bậc thầy nổi tiếng của Nam Phái như Hoàng Phi Hồng, Trần Hùng sinh, Lương Tán... Diệp sư phụ đã sinh ra trong thời đại như vậy và ông đã rất đam mê võ thuật Trung Hoa. Với tài năng cùng sự kiên trì cũng như nhờ được dạy dỗ bởi các bậc thầy nổi tiếng (ban đầu là Trần Hoa Thuận và sau là Lương Bích, con trai Lương Tán), thành tích của Master Diệp là điều có thể dự đoán.

Tôi đã đến Hong Kong vào năm 1962 và theo cha mình để học võ thuật. Sau đó, tôi giúp ông trong việc giảng dạy Vịnh Xuân cho đến khi ông qua đời vào năm 1972. Tôi đã học được rất nhiều từ cách ông dạy. Nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Diệp Vấn, tôi muốn đưa ra một vài điểm mà tôi học được từ cách dạy của người với hy vọng rằng tất cả các môn đồ Vịnh Xuân sẽ học được chút gì từ đó.
Diệp sư phụ đặt trọng tâm lớn vào việc lựa chọn tài năng. Ông luôn nói: “Không có gì để bàn cãi khi nói rằng một đệ tử chọn được thày đã khó nhưng một người thày chọn được một đệ tử còn khó hơn”. Đó là một tâm lý bất bình thường đối với một người dạy võ để kiếm sống. Điều này có nghĩa rằng ông có thái độ rất nghiêm túc trong thái độ của mình và chịu trách nhiệm về các môn đồ mà ông dạy. Trong suốt cuộc đời, ông đã không treo lên một biển hiệu hay dòng tuyển sinh quảng cáo nào. Mục đích của việc này là để “giành quyền chủ động lựa chọn đệ tử”. Ông đã tôn trọng và giữ vững nguyên tắc này trong suốt 20 năm. Đó là một điều đáng khen ngợi đối với một người dạy võ để kiếm sống như ông.

Vịnh Xuân là thực tế, đơn giản, trực tiếp và không có một chút hoa mỹ nào. Diệp sư phụ đặt trọng tâm vào việc đào tạo cơ bản cho các môn đệ mới. Khi ông dạy họ bài Tiểu Niệm Đầu, ông đã luôn luôn bắt buộc môn sinh phải có một quan niệm chính xác, phối hợp thắt lưng và chân cũng như việc sử dụng sức mạnh. Ông sẽ chỉ dạy một chủ đề mới sau khi các đệ tử chứng minh rằng họ đã đáp ứng được các yêu cầu cũ của ông. Ông sẽ không bao giờ dạy cầm chừng. Điều này trong thực tế là một giải thưởng cho những người luyện tập chăm chỉ để đáp ứng yêu cầu.

Một đặc điểm khác trong cách giảng dạy của người là giảng dạy mỗi môn đồ theo năng khiếu của họ. Trước tiên ông sẽ triệt để phân tích về tinh thần, đặc tính, thể lực, vóc dáng, tiêu chuẩn giáo dục, trình độ văn hóa cũng như khả năng hấp thụ của môn đồ. Sau đó, ông sẽ dạy cho anh ta cách thức và phương tiện theo các nhu cầu khác nhau của họ để đảm bảo rằng tất cả các đệ tử sẽ hấp thụ và hiểu dễ dàng.

Trong quá trình giảng dạy, ông rất chú trọng vào tầm quan trọng của việc thực hành và chiến đấu tự do. Mục đích là nhằm nuôi dưỡng tình yêu của đệ tử và sự tự tin với kỹ thuật Vịnh Xuân để hướng họ tới các quy tắc của Vịnh Xuân và mộc nhân.

Ngoài những thành tựu trong Vịnh Xuân, Master Diệp còn được thụ hưởng một sự giáo dục tiên tiến trong thời trẻ. Hơn nữa, ông vẫn tiếp tục tiếp thu kiến thức khoa học hiện đại. Vì vậy, ông luôn có thể sử dụng các kiến thức công nghệ đương thời như lý thuyết cơ học, toán học để giải thích các quy tắc của Vịnh Xuân.

Ông thậm chí còn bỏ đi các khái niệm khó hiểu như ngũ hành, bát quái và sự tương sinh tương khắc lẫn nhau của chúng – những điều thường được sử dụng trong siêu hình học. Điều này đã giúp thanh lọc võ thuật và cũng là bí quyết để người có thể đạt trình độ cao như vậy.

Người đã không bao giờ nói và thậm chí căm ghét những ai khoe rằng: “Tôi đã được gặp một thiên tài hay một ẩn sĩ và người đó đã dạy cho tôi những kỹ năng phi thường hay độc chiêu trong võ thuật” nhằm lừa đệ tử của mình và nâng cao chính mình. Ông nghĩ rằng người đó không có niềm tin vào những gì mình đã học được và đã rất nông cạn trong các quy tắc của võ thuật và chỉ muốn mọi người sợ hãi bằng cách bịa ra các câu chuyện bí hiểm. Diệp sư phụ tin rằng một người sử dụng các phương tiện vô căn cứ để dạy võ thuật là những người thất bại.

Các bí quyết giảng dạy của Master Diệp không phải chỉ giới hạn ở trên. Tôi hy vọng rằng các huynh đệ đồng môn trong tương lai sẽ khám phá thêm được các điểm có ý nghĩa hơn.




Bí quyết dạy võ của Diệp Vấn Bí quyết dạy võ của Diệp Vấn Reviewed by Mõ Quốc Tế on October 06, 2015 Rating: 5

No comments

Random Posts

Facebook

tay-tau-noi-ve-viet-nam